Cha đẻ ‘cỗ máy đánh chặn’ trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, ‘740 chiếc Boeing’ hiện nguyên hình

Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Tại cảng San Francisco, 5 ngày sau khi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ xác nhận cơn bão Molave đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sóng yên, biển phẳng lặng, tàu R/V Ocean Starr bắt đầu ra khơi.

Theo sau nó, là khoảng 30 chiếc tàu nhỏ hơn. Đó là ngày 15/8/2015. Đại hải trình thám hiểm nghiên cứu đại dương lớn nhất trong lịch sử mang tên Mega Expedition, do The Ocean Cleanup tổ chức, bắt đầu.

Tàu mẹ R/V Ocean Starr ra khơi. Ảnh: The Ocean Cleanup

Tàu mẹ R/V Ocean Starr ra khơi. Nguồn: The Ocean Cleanup

Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình- Ảnh 2.

R/V Ocean Starr được gọi là tàu mẹ, có công suất 500 mã lực, động cơ diesel đôi. Nó duy trì tốc độ hành trình khoảng 10 hải lý mỗi giờ. Trên tàu, đội thám hiểm có khoảng 20 người, gồm các nhà khoa học và hải dương học đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Trên boong tàu, Boyan Slat, người Hà Lan, hướng mắt về phía trước. Anh chính là CEO của The Ocean Cleanup, một tổ chức phi chính phủ hoạt động về môi trường có trụ sở tại Hà Lan. Một năm trước đó, khi mới 20 tuổi, Boyan Slat đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trao tặng giải thưởng môi trường cao nhất cho những cống hiến tiên phong trong cuộc chiến nhằm chống lại ô nhiễm nhựa đại dương.

Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình- Ảnh 3.

“Cha đẻ” của The Ocean Cleanup – CEO Boyan Slat. Ảnh: CNN

Chuyến đi này của Boyan Slat nhắm mục tiêu bao quát một khu vực Thái Bình Dương rộng chừng 3,5 triệu km2, một phần quan trọng trong kế hoạch vẽ bản đồ bãi rác đại dương lớn nhất thế giới. Cho đến nay, chưa từng có tấm bản đồ rác đại dương nào quy mô như vậy.

Sau 3 tuần, thu thập lượng dữ liệu khổng lồ, lớn hơn tổng số dữ liệu thu thập trong 40 năm cộng lại, nhóm của Boyan Slat đã có trong tay kết quả. Bãi rác lớn Thái Bình Dương (GPGP) chính thực lập kỷ lục buồn: Là khu vực lớn nhất trong số 5 khu vực tích tụ nhựa khắp các đại dương trên Trái Đất!

GPGP nằm ở giữa Hawaii và California (Mỹ). Rác tập trung ở đây tạo thành một vùng có tổng diện tích bề mặt là 1.600.000 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích nước Pháp.

Khối lượng nhựa tại GPGP sau đo đạc lên đến 100.000 tấn, gấp 4-16 lần so với tính toán ban đầu của nhóm. Để dễ hình dung, lượng rác này có trọng lượng tương đương 740 chiếc Boeing 777.

Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình- Ảnh 4.

Để có được kết quả của GPGP, các nhà khoa học The Ocean Cleanup đã tiến hành phương pháp lấy mẫu phức tạp hơn nhiều so với 6 cuộc thám hiểm trước mà họ đã thực hiện từ năm 2013.

Trong Mega Expedition 2015, với sự bổ sung thêm nhiều công nghệ mới, đại hải trình thực hiện đồng bộ 3 mặt trận: Trên biển, trên không và mặt đất.

Trên biển, dưới sự chỉ huy của tàu mẹ dài 52 mét R/V Ocean Starr, 30 tàu con triển khai 652 lưới rà đa tầng, đo đồng thời 11 lớp nước ở độ sâu 5 mét.

Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình- Ảnh 5.

Tàu R/V Ocean Starr thả lưới rà để gom rác ở đại dương. Ảnh: The Ocean Cleanup

Riêng tàu mẹ R/V Ocean Starr trang bị 2 phiên bản lưới rà khác nhau, bao gồm Manta Trawl và Mega Trawl. Manta Trawl (tích hợp cho cả 30 tàu) đặc lắp ở sau mỗi tàu để bắt các hạt nhựa nhỏ hơn. Đây là thiết bị khoa học tiêu chuẩn để đo nồng độ vi nhựa. Còn Mega Trawl là hai tấm lưới rộng 6 mét được thiết kế để thu giữ khối lượng lớn rác nhựa đại dương ở mọi kích cỡ.

Kết quả, đoàn thám hiểm nhận thấy, nổi trên bề mặt của Bãi rác lớn Thái Bình Dương này có lượng nhựa nhiều hơn 180 lần so với sinh vật biển trên cùng một diện tích đo đạc.

Mega Expedition thu rác về nghiên cứu. Nguồn: The Ocean Cleanup

Trên không, ở độ cao khoảng 400 mét, là tầm hoạt động của vận tải cơ Lockheed C-130 Hercules. “Chim sắt” Lockheed C-130 Hercules có mật danh Ocean Force One, trang bị 3 cảm biến siêu nhạy, gồm: Lidar hoạt động tương tự trên ô tô tự hành của Google – Camera hồng ngoại SWIR – Máy ảnh độ phân giải cao RGB.

Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình - Ảnh 9.
Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình - Ảnh 10.

Chiếc vận tải cơ Lockheed C-130 Hercules chở nhóm các nhà nghiên cứu thực hiện chuyến khảo sát trên không lần đầu tiên về một bãi rác đại dương. Ảnh: The Ocean Cleanup

Điều khiển và làm việc cùng “chim sắt” xuyên suốt sứ mệnh trinh sát là phi hành đoàn 20 người, gồm 10 nhà nghiên cứu đại dương, 3 kỹ thuật viên cảm biến và 7 hoa tiêu.

Sau 11 ngày sau, kết quả đã rõ ràng. Vùng đại dương rộng gấp 3 lần nước Pháp này có đến 80 triệu kilogram mảnh vụn nhựa trôi nổi ở nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau.

Trong khi đó, ở mặt đất, phòng thí nghiệm nhựa đại dương của The Ocean Cleanup liên tục tiếp nhận mẫu vật, dữ liệu, và phân tích chúng. Nhóm chuyên gia ở phòng thí nghiệm tập trung làm rõ kích thước, trọng lượng và loại mảnh vụn. Hơn một triệu mảnh nhựa đã được phân tích bằng… tay.

Phòng thí nghiệm nhựa đại dương của The Ocean Cleanup nghiên cứu mẫu vật. Nguồn: The Ocean Cleanup

Sau đây là một số kết luận:

Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình- Ảnh 8.
Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình- Ảnh 9.

Theo một nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác của Deloitte (Mỹ), chi phí kinh tế hàng năm do nhựa thải ra biển ước tính vào khoảng 6-19 tỷ USD. Chi phí này xuất phát từ tác động của nó đối với du lịch, nghề cá và nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động dọn dẹp của chính phủ, và đặc biệt. Đặc biệt, chi phí trên chưa bao gồm tác động đến sức khỏe con người và hệ sinh thái biển.

Thông qua quá trình tích lũy sinh học, các hóa chất trong nhựa sẽ xâm nhập vào cơ thể động vật ăn nhựa và khi vật ăn trở thành con mồi, các hóa chất sẽ truyền sang động vật ăn thịt – tiến lên lưới thức ăn bao gồm cả con người. Nỗ lực của The Ocean Cleanup chính là giảm thiểu tác động nguy hại đó của rác nhựa đại dương đến con người và sinh vật biển.

Năm 2018, tạp chí lừng danh Nature đã đăng tải những phát hiện tổng hợp của Mega Expedition do The Ocean Cleanup thực hiện. Một số báo cáo quan trọng đã được Nature trích xuất như:

* 80 triệu kilogram các mảnh vụn nhựa trôi nổi với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, chủ yếu được làm từ Polyethylene và Polypropylene, tích tụ trên một khu vực có diện tích gấp 3 lần lục địa Pháp.

* 92% trong số 80 triệu kilogram mảnh vụn nhựa ở Bãi rác lớn Thái Bình Dương có kích thước trên 5mm.

* Nồng độ của vi nhựa đã tăng theo cấp số nhân kể từ những năm 1970 khi các nhà nghiên cứu bắt đầu quan sát lượng nhựa trôi nổi ở Bắc Thái Bình Dương.

Trên Fanpage hơn 1 triệu lượt theo dõi, The Ocean Cleanup không ngừng cập nhật những chuyến đi và kế hoạch của mình, và hành trình làm sạch đại dương của họ vẫn đang tiếp diễn.

Trong bài đăng mới nhất ngày 29/2/2024 là hình ảnh bà Grete Ernst, đại diện cấp cao của The Ocean Cleanup đang thực hiện việc triển khai cỗ máy đánh chặn rác System 03 ở Bãi rác lớn Thái Bình Dương (GPGP) lần thứ 4 để “diệt rác ” triệt để hơn nữa.

Cha đẻ 'cỗ máy đánh chặn' trên sông Cần Thơ tiến hành đại thám hiểm, '740 chiếc Boeing' hiện nguyên hình- Ảnh 10.

Bà Grete Ernst, đại diện cấp cao của The Ocean Cleanup đang thực hiện việc triển khai cỗ máy đánh chặn rác ở Bãi rác lớn Thái Bình Dương (GPGP) lần thứ 4. Ảnh: The Ocean Cleanup

“Khi bạn muốn làm sạch đại dương, điều quan trọng là phải biết có bao nhiêu nhựa ngoài kia. Mega Expedition cho phép chúng tôi đưa ra ước tính về lượng nhựa trên Bãi rác lớn Thái Bình Dương (GPGP) từ đó cho phép chúng tôi triển khai công nghệ làm sạch thích hợp nhất” – Boyan Slat, vị CEO trẻ tuổi The Ocean Celanup, nói.

“Ocean Cleanup là sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức một khi đại dương được sạch sẽ” – thông điệp chủ đạo của tổ chức này viết.

Thay vì theo đuổi nhựa – việc này sẽ mất hàng nghìn năm và hàng tỷ đô la để hoàn thành, Ocean Cleanup sử dụng một rào chắn nổi dài 100 km để các dòng hải lưu tự tập trung nhựa.

Vậy hình hài cụ thể của công nghệ làm sạch này ra sao?

Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ mô tả cụ thể cách cỗ máy đánh chặn hoạt động “diệt rác” như thế nào tại bãi rác đại dương lớn nhất thế giới. Mời bạn đón đọc!

Tham khảo từ: The Ocean CleanUp, NOAA, Prnewswire


Theo Trang Ly

0/5 (0 Reviews)

MOCUABATOC.com
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart